Cách đi xe đạp an toàn khi tham gia giao thông chi tiết nhất!

Xe đạp là một phương tiện di chuyển trên đường bộ nên việc đi chung đường với các phương tiện xe máy, ô tô, SUV và xe tải là một thực tế. Về mặt pháp lý, luật pháp, xe đạp có tất cả các quyền và trách nhiệm giống như xe gắn máy, ô tô, nhưng người đi xe đạp thường bị coi là phương tiện phụ trên đường.

Người đi xe đạp phải tuân theo tất cả các luật giao thông giống như người lái xe máy, ô tô, nhưng phải hòa nhập với các phương tiện lớn hơn, nhanh hơn. Dưới đây là các hướng dẫn giúp bạn đi xe đạp trên đường phố của Xe Đạp Nhập Khẩu để giúp bạn trở thành người đi xe đạp khôn ngoan hơn, an toàn hơn.

1. Các phụ kiện cần trang bị khi đạp xe

Phụ kiện trang bị sẽ góp phần cải thiện nâng cao tính an toàn cho người sử dụng xe đạp khi tham gia giao thông. Bạn cố gắng trang bị một cách đầy đủ nhất với các tiêu chí dưới đây.

  • Đội mũ bảo hiểm trong mỗi chuyến đi.
  • Mặc quần áo sáng màu, dễ nhìn thấy, tốt nhất là áo có gắn miếng dán phản quang.
  • Tuân theo luật đi đường, dừng lại ở các biển báo dừng, tuân thủ các biển báo điều hướng

Đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông

  • Đi theo dòng xe cộ, không đi ngược chiều lại nó.
  • Luôn luôn kiểm soát, đi với tốc độ an toàn cho phép, giúp bạn phản ứng nhanh trước các tình huống bất ngờ.
  • Nhường đường cho người đi bộ và các phương tiện khác khi có thể.
  • Không bao giờ lái xe trong điều kiện ánh sáng yếu hoặc trời tối mà không có đèn xe đạp và đèn phản quang phía trước và phía sau.

Đi phượt xuyên Việt

Xem thêm các sản phẩm:

Các mẫu xe đạp thành phốxe đạp touring được nhiều khách hàng lựa chọn đi trong phố

2. Cách đạp xe an toàn

Để đạp xe được an toàn cần có những kinh nghiệm, đặc biệt bạn vẫn cần phải có sự tự tin, dưới đây là một số tip kinh nghiệm áp dụng trong thực tế mà bạn cần nên biết giúp đạp xe an toàn cho mình và mọi người, nâng cao sức khoẻ

  • Cách đi xe đạp qua đường an toàn, tuân thủ các tín hiệu của đèn báo, chỉ dẫn, nếu không hãy dừng xe dắt bộ và ra tín hiệu xin qua đường
  • Giữ khoảng cách an toàn giữa bạn và những người đạp xe hoặc phương tiện khác. Như thế nào là đủ an toàn còn phụ thuộc vào tốc độ bạn đang chạy. Nhưng để an toàn bạn nên cách tối thiểu 3m giữa các phương tiện để kịp xử lý các tình huống.
  • Đừng đạp xe sát lề đường và vỉa hè, nơi đó có thể có nhiều cát, rác… có thể gây mất an toàn nên duy trì khoảng cách an toàn với mép vỉa hè.

Biển báo giao thông đường bộ

  • Đừng đi xe trên vỉa hè trừ khi không có lựa chọn an toàn nào khác. Người điều khiển xe máy tại các ngã tư hoặc khi ra vào đường, lái xe thường không nhìn thấy người đi xe đạp đang phóng nhanh trên vỉa hè.
  • Hãy để ý những chiếc xe đang đi ra khỏi các con hẻm nhỏ có thể không nhìn thấy bạn.

  • Không vượt qua những người đi xe đạp hoặc các phương tiện khác ở bên phải. Khi cần, hãy tạo ra tiếng ồn, tín hiệu, sử dụng còi, chuông hoặc hét
  • Trong trường hợp giao thông đông đúc, di chuyển chậm, thường an toàn hơn khi đi xe ở giữa làn đường để mọi người có thể nhìn thấy bạn và xe ô tô sẽ không cố chen chúc xung quanh bạn.
  • Trên những con phố đông đúc, đừng lạng lách tới lui xung quanh những chiếc xe đang đỗ hoặc những chướng ngại vật khác. Duy trì đường đi thẳng và đề phòng việc mở cửa xe của những chiếc ô tô
  • Luôn sẵn sàng để phanh, giữ tay trên hoặc gần cần phanh để có thể dừng xe nhanh chóng.

Cách cầm tay phanh chuẩn

  • Lấy đà đạp nhanh khi dừng đèn đỏ hoăc khi đi qua giao lộ.
  • Tuân thủ nghiêm các tín hiệu của đèn báo giao thông.
  • Nếu có ô tô tải lớn phía sau bạn, hãy tấp vào lề và để chúng vượt qua, đừng cố đạp nhanh hơn bình thường.

Xem thêm các sản phẩm:

Xe đạp địa hình với kích thước bánh lớn và khung khoẻ cân bằng tốt

3. Nhận dạng đường bạn đang đi

Kĩ năng quan sát xung quanh sẽ giúp bạn nhạy bén trong các tình huống. Nên có những nhận định về các cung đường mình đang đi giúp bạn và mọi người an toàn nhé!

  • Luôn cảnh giác với những thay đổi của môi trường, con đường xung quanh bạn.
  • Truyền đạt ý định của bạn cho người lái xe và những người đi xe đạp khác càng nhiều càng tốt. Sử dụng tín hiệu tay bất cứ khi nào bạn rẽ hoặc dừng.
  • Xe tải lớn có nhiều điểm mù khi rẽ, tránh đi xe trong điểm mù.

  • Hãy để ý những điều có thể gây ra các vấn đề giữa người đi xe đạp và các phương tiện xe gắn máy như đèn rọi, những khúc cua gấp.
  • Tránh các hành động có thể gây ra tai nạn giữa các xe đạp, chẳng hạn như theo sát quá gần, giao tiếp kém hoặc mất tập trung.
  • Đặc biệt thận trọng ở các giao lộ, nhiều vụ tai nạn đi xe đạp xảy ra ở đây, bạn cần có tín hiệu xin đường.
  • Tự tin lái xe khi tham gia giao thông, chủ động trong suy nghĩ và hành động xử lý nhanh các tình huống.

Chú ý các biển báo giao thông

Xem thêm các sản phẩm:

Các mẫu xe đạp học sinh được lựa chọn nhiều

4. Lưu ý đi xe đạp trên đường cao tốc.

Đi xe đạp trên đường cao tốc cần hết sức thận trọng. Hạn chế đi xe đạp trên cao tốc, nhưng nếu bạn đi trên đường cao tốc hãy làm theo các quy tắc sau:

  • Đi sát bên phải càng xa càng tốt, tránh đi vào các làn đường của  các phương tiện lớn
  • Thường xuyên kiểm tra phía sau và lắng nghe những chiếc xe đang đến gần.
  • Cố gắng vượt xa các phương tiện giao thông (đặc biệt là xe tải lớn hoặc các loại xe rộng khác) bằng cách nắm chặt tay lái, hạ thấp cơ thể để giảm bớt lực cản của gió và di chuyển càng xa về bên phải càng tốt.
  • Hãy nhớ rằng gió từ các phương tiện đi qua có xu hướng “kéo” người đi xe đạp về phía trước và về phía phương tiện đang đi qua.

Phân biệt các làn ranh trên cung đường

Chú ý: Bạn đang đạp xe cũng chính là đang tham gia giao thông đường bộ, bạn phải chịu trách nghiệm về an toàn giao thông, tuân thủ luật đi đường là tốt cho mình và mọi người xung quanh!

Xem thêm các sản phẩm:

Các mẫu xe đạp đua giúp di chuyển nhanh hơn, kiểu dáng thể thao và cá tính

5. Kiểm tra định kì xe đạp

Chiếc xe đạp là người bạn đồng hành cùng bạn trên các chuyến đi, chúng cũng cần chăm sóc để phục vụ lại chúng ta nên hãy yêu quý chiếc xe của mình bạn nhé!

  • Kiểm tra xe đạp tổng thể trước các chuyến đi xa, đi dài ngày
  • Thường xuyên kiểm tra phanh xe có ăn không, thay má phanh định kì
  • Luôn dự phòng trên xe các bộ dụng cụ để vá xe và ruột xe thay thế
  • Mang sẵn bộ tool mini dự phòng, bơm xe mini

Kiểm tra xe định kì thường xuyên

Đây là bài viết chia sẻ được tổng hợp chi tiết từ nhiều nguồn và cũng từ chính bản thân của tôi. Hi vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn, giúp việc sử dụng xe đạp khi tham gia giao thông góp phần nâng cao sức khoẻ cho bản thân, an toàn cho chính mình và mọi người.

Xem thêm các bài viết khác:

5 Bước hướng dẫn chọn size xe đạp chính xác nhất giúp bạn chọn đúng chiếc xe cho mình.

Bỏ túi 10 tiêu chí cần biết khi chọn mua xe đạp địa hình chất lượng

Chọn Xe Đạp cho người cao tuổi cần lưu ý gì? Giúp người thân chọn những mẫu xe phù hợp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *